vi en

Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP

04-07-2016 Nồi Hơi Đốt Củi

Sau những phiên đàm phán căng thẳng, phiên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Át-lan-ta (Hoa Kỳ) đã kết thúc vào chiều 5-10 (theo giờ Việt Nam). Đây là bước ngoặt lịch sử đối với các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa TPP mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức với Việt Nam.

Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án dệt, sợi là một trong những động thái đón đầu cơ hội và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong ảnh: Công nhân phân xưởng 1 vận hành dây chuyền sản xuất sợi. Ảnh: Cao Quỳnh
Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án dệt, sợi là một trong những động thái đón đầu cơ hội và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong ảnh: Công nhân phân xưởng 1 vận hành dây chuyền sản xuất sợi. Ảnh: Cao Quỳnh
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu thế kỷ 21, gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hoá, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, DNNN… Với các kết quả đàm phán đã đạt được, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định, đồng thời kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước TPP tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh, thúc đẩy minh bạch hàng hoá, quản trị tốt, đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Tham gia vào TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là: Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản. Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị trường của TPP. Điều quan trọng nhất là, thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hoá sẽ được giảm xuống 0%, là cú huých mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Tính đến nay, đầu tư trực tiếp của các nước TPP vào Việt Nam đạt hơn 100 tỷ USD vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực, chiếm gần 40% tổng lượng vốn FDI của Việt Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan toả đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Các công ty dệt may nội địa và nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để tận dụng cơ hội hưởng thuế xuất khẩu thấp vào TPP. Như vậy, ngành dệt may Việt Nam không chỉ nhận ưu đãi từ thị trường Hoa Kỳ, mà còn đạt giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Thoả thuận TPP sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng may mặc Việt Nam vào thị trường các quốc gia thành viên, qua đó gia tăng cạnh tranh với hàng hoá tương tự từ các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, TPP cũng quy định các hàng hoá Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Điều này thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đó là, mặc dù xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu chưa mang tính hiệu quả, chủ yếu xuất khẩu hàng có công nghệ thấp, thâm dụng lao động như hàng may mặc, giày dép, đồ nội thất… Quy mô DN xuất khẩu nhỏ, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối chính khiến các DN xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường. Tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các DN Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Ngành chăn nuôi sẽ đối mặt sự cạnh tranh quyết liệt.
Việt Nam cũng sẽ gặp phải thách thức cạnh tranh, có thể dẫn tới phá sản và tình trạng thất nghiệp ở các DN có năng lực cạnh tranh yếu, không được chuẩn bị kỹ cho hội nhập việc giảm thu ngân sách từ giảm thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP. Hơn nữa, việc giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần hàng hoá liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.
Các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nông nghiệp đứng trước những khó khăn. Để bảo hộ hàng hoá trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp. Một điểm nữa là, quy tắc xuất xứ hàng hoá trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Đây là khó khăn đối với DN sản xuất của Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giày.
Do đó, nhằm mở rộng sản xuất và xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ mở cửa thị trường và sức ép của hàng nhập khẩu, các cơ quan nhà nước và các DN cần phối hợp chặt chẽ ngay từ bây giờ. Về phía các cơ quan nhà nước, cần triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của TPP đối với các lĩnh vực hàng hoá, đầu tư, dịch vụ… để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn. Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam dự kiến sẽ có tiềm năng và lợi thế trong khối TPP… và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời, việc xây dựng các chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp năng lực, công nghệ, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng, đa dạng hoá đổi mới sản phẩm cũng là một nhiệm vụ cần thiết.
Các DN Việt Nam, trước tiên cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan về hiệp định thông qua việc tích cực tham gia hơn nữa vào quá trình tham vấn với Đoàn đàm phán thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các nhà đàm phán, các học giả để có thể nắm bắt thông tin về Hiệp định, về các cam kết cụ thể trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình, từ đó có những biện pháp tận dụng các cơ hội do Hiệp định TPP mang lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề đội ngũ nhân lực, đề ra các mục tiêu và phương thức hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với các đòi hỏi của quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác. Về dài hạn, các doanh nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

  • Tổng hợp các loại nồi hơi điện giá rẻ

    Ứng dụng nồi hơi điện giá rẻ trong công nghiệp Nồi hơi điện thường được sử dụng phổ biến để là ủi quần áo trong may mặc và nhiều ngành công nghiệp khác sử dụng nồi hơi như: nhà máy sản xuất bánh kẹo, nhà máy bia, xưởng trồng nấm, lầm đậu, làm bún…. Dưới đây […]

  • Dây chuyền thùng xốp EPS

    DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THÙNG XỐP, HỘP XỐP Dây chuyền sản xuất thùng xốp, tấm xốp, hộp xốp…. dùng đựng hoa quả trái cây, thịt cá đông lạnh, nước đá… THIẾT BỊ CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÙNG XỐP BAO GỒM: Máy kích nở hạt nhựa EPS Máy đúc khuôn tự động Khuôn nhôm đúc Hệ […]

  • Nồi hơi lò hơi đốt than củi ống nước dạng tổ hợp

    Nồi hơi, lò hơi đốt than ống nước dạng tổ hợp Loại nồi hơi công nghiệp này thường có công suất đến 10tấn.hơi/giờ. Áp suất làm việc nằm trong khoảng 10 kg/cm2. Thân nồi hơi có cấu tạo hình trụ, đặt nằm. Ống lò được làm mát bởi nước chứa trong thân nồi hơi. Phía trên ống lò […]

  • Than Indonesia

      Công ty chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối than các loại: Than cục, Than Đèo Nai,Than Cám, Than Bùn,……theo tiêu chuẩn việt nam (TCVN) Trên khắp 3 miền Bắc, Trung , Nam. Chúng tôi có xe chuyên dụng vận chuyển theo từng đơn đặt hàng của quý khách

Đối tác tiêu biểu

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VIỆT BUN

Nhận thiết kế, lắp đặt nồi hơi công nghiệp 64 tỉnh thành trên cả nước: An Giang | Bà Rịa | Vũng Tàu | Bắc Giang | Bắc Kạn | Bạc Liêu | Bắc Ninh | Bến Tre | Bình Định | Bình Dương | Bình Phước | Bình Thuận | Cà Mau | Cao Bằng | Đắk Lắk | Đắk Nông | Điện Biên | Đồng Nai | Đồng Tháp | Gia Lai | Hà Giang | Hà Nam | Hà Tĩnh | Hải Dương | Hậu Giang | Hòa Bình | Hưng Yên | Khánh Hòa | Kiên Giang | Kon Tum | Lai Châu | Lâm Đồng | Lạng Sơn | Lào Cai | Long An | Nam Định | Nghệ An | Ninh Bình | Ninh Thuận | Phú Thọ | Quảng Bình | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Quảng Ninh | Quảng Trị | Sóc Trăng | Sơn La | Tây Ninh | Thái Bình | Thái Nguyên | Thanh Hóa | Thừa Thiên Huế | Tiền Giang | Trà Vinh | Tuyên Quang | Vĩnh Long | Vĩnh Phúc | Yên Bái | Phú Yên | Cần Thơ | Đà Nẵng | Hải Phòng | Hà Nội | TP HCM

Nồi Hơi Công Nghiệp – VIET BUN CO.,LTD

♦ Design by: Trungdan.com