Một số sự cố đáng tiếc của nồi hơi công nghiệp trong các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi nhưng biết cách phòng và sửa chữa đúng lúc và kịp thời sẽ không tốn thời gian và tiền bạc .
- Phồng, nổ ống của phần trao đổi nhiệt (ống lửa , ống nước , ống sinh hơi , ống lò
a- Hiện tượng :
– Nhìn qua cửa kiểm tra vào buồng đốt thấy bộ phận của diện tích tiếp nhiệt bị phồng.
– Hoặc nghe thấy tiếng nổ ống sinh hơi ( ống lò, ống lữa ) bên trong lò, hơi nước thoát ra ống khói, áp suất tụt nhanh.
b- Nguyên nhân :
– Trong các đợt định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng, không làm vệ sinh sạch cáu cặn, bẩn trên bề mặt kim loại của phần bị đốt nóng.
– Không phát hiện được các chỗ yếu cục bộ do ăn mòn để xử lý trước.
– Chất lượng nước cấp không bảo đảm.
– Nồi hơi trong tình trạng cạn nước nghiêm trọng.
c- Cách xử lý :
– Tiến hành thao tác ngừng lò sự cố bằng cách :
+ Tắt béc đốt.
+ Tắt quạt gió
+ Đóng lá hướng khói
– Khi nồi hơi có chỗ phòng thì nhanh chóng hạ áp suất bằng cách mở van xả khí và cưỡng chế mở van an toàn.
– Để nguội nồi, tiến hành kiểm tra và sửa chữa chỗ phồng.
- Nổ vỡ ống thủy sáng
a- Hiện tượng :
– Nghe tiếng nổ vỡ ống thủy tinh, nước và hơi bốc ra mù mịt
b- Nguyên nhân :
– Lắp ống thủy tinh đồng tâm nên ống thủy tinh bị nứt tế vi.
– Do nước lạnh bắn vào hoặc do vật cứng va vào.
c- Cách xử lý :
– Đóng các đường hơi và đường nước để thay ống thủy tinh mới.
– Không có ống thủy tinh dự trữ thì ngừng hoạt động của nồi hơi.
7- Áp kế bị hỏng hoặc không chính xác :
a- Hiện tượng :
– Mặt kính bị vỡ.
– Khi kiểm tra áp kế, lúc ngắt kim không trở về vị trí số 0 mà lệch với vị trí “0” trị số lớn hơn ½ trị số cho phép.
– Hơi và nước tràn đầy mặt kính.
b- Nguyên nhân :
– Không kiểm định đồng hồ hằng năm.
– Do tác dụng của ngoại lực.
c- Cách xử lý :
– Trong trường hợp mặt kính vỡ, nhưng áp kế vẫn hoạt động tốt cho phép làm việc đến hết ca.
– Các trường hợp khác phải thay áp kế mới.
- Van an toàn hỏng
a- Hiện tượng :
– Đóng không kín khi áp suất chưa cao quá mức cho phép.
– Vượt quá áp suất cho phép mà vẫn không làm việc.
b- Nguyên nhân :
– Bề mặt tiếp xúc của van bị mòn không đều, bị vênh.
– Kẹt cứng lò xo hoặc các bộ phận cơ khí.
c- Cách xử lý :
– Phải ngừng hoạt động của lò để thay thế hoặc sửa chữa xong việc phải báo cho Thanh Tra ATLĐ kiểm tra và kẹp chì lại.
– Trường hợp van an toàn không đóng kín và lượng hơi thoát ra không nhiều, cho phép vận hành đến hết ca, sao đó ngừng lò để sửa chữa. Trường hợp sụt lỡ nhiều phải ngừng ngay lại, chờ nguội và sửa chữa kịp thời.
- Sụp lở tường lò hộp lửa, hộp khói
– Nếu sụt cục bộ có thể vận hành hết ca sau đó ngừng lò sửa chữa. Trường hợp sụt lở nhiều phải ngừng lò ngay lại, chờ lò nguội và sửa chữa kịp thời.
- Chảy đinh chì ở Balông ( hay đỉnh trên của ống lò nếu có)
– Đinh chì có tác dụng bảo hiểm cho Balông (hay của ống lò) trong trường hợp cạn nước nghiêm trọng, trong trường hợp người công nhân vận hành.
– Đối với nồi hơi có đinh chì bảo hiểm, việc chảy đinh chì là sự cố hết sức nghiêm trọng, làm giảm tuổi bền đáng kể của thiết bị. Trong trường hợp này phải báo cho- – Thanh Tra ATLĐ đến lập biên bản, tổ chức điều tra sự cố, kiểm tra lại độ bền của nồi hơi, tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa mới được phép vận hành lại.
- Cường độ đốt giảm
a- Nguyên nhân :
– Thiếu gió cung cấp cho sự cháy.
– Nghẹt đường thoát khói.
b- Cách xử lý :
– Cấp thêm không khí cho buồng đốt.
– Tăng lưu lượng hút khói.
– Điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu đốt cho phù hợp
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VIỆT BUN
? ĐC :Số 40/4A LÊ VĂN KHƯƠNG , KP.1, P. Thới An ,Q 12, TP HCM
Số 255 Nguyễn Thị Ngâu, Thới Tam Thôn, Hóc Môn , TP. HCM.
☎ Điện thoại : (08) 66 812 192
✉ Email: codientuvietbun@gmail.com